Phát hiện lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã.
Vào ngày 10/8/2021 trên địa bàn xã Yên Hòa xuất hiện lợn ốm chết, có biểu hiện của bệnh dịch tả lợn Châu Phi ở thôn Hải Nạp và Đông Trại. Ngay sau khi phát hiện, thú y xã phối hợp với các ban ngành đoàn thể xã kịp thời khoanh vùng và tiêu hủy số lợn bị nhiễm bệnh, đồng thời thời phun xịt thuốc sát trùng khu vực chăn nuôi của hộ có lợn bị bệnh và các hộ lân cận.
Tính từ ngày 10/8/2021 đến nay, chỉ sau 3 ngày trên địa bàn xã đã tiêu hủy 12 con lợn trong đó có 7 con lợn nái và 5 con lợn thịt của 09 hộ dân; với tổng trọng lượng là 1.402kg do nhiễm bệnh tả lợn Châu phi.
Nhân viên thú y xã thực hiện tiêu hủy lợn tại thôn Hải Nạp
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ở lợn. Bệnh không lây sang người nhưng gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn lợn với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Bệnh Dịch tả lợn châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 – 15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3 – 4 ngày. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và ăn thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh ….Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị bệnh Dịch tả lợn châu Phi , vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học.
Trước tình hình dịch có nguy cơ bùng phát và lây lan diện rộng trên địa bàn xã, UBND xã đã chỉ đạo cho thú y xã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi; Phối hợp với các đoàn thể theo dõi, giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi; phát hiện và xử lý sớm, triệt để ngay từ lúc đầu, khống chế không để dịch bệnh lây lan diện rộng; Đặc biệt, tăng cường công tác tuyên truyền đến người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lợn thực hiện 5 không: “không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt”.
Một số biện pháp có thể thực hiện giúp phòng tránh dịch tả lợn Châu Phi như:
- Tại các cơ sở chăn nuôi và các điểm bán buôn: thường xuyên vệ sinh, sát trùng phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và giết mổ lợn bằng vôi hoặc xóa chất.
- Đối với những người tham gia chăn nuôi: vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với lợn.
- Lập tức cách ly lợn nghi bị bệnh hoặc lợn bị bệnh.
- Tránh để mầm bệnh phát tán ra bên ngoài bằng cách diệt các sinh vật trung gian truyền bệnh như muỗi, ruồi,...
- Không mua bán lợn chưa xác định được nguồn gốc xuất xứ.
- Đảm bảo thức ăn hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi.
Nắm rõ được các biểu hiện của lợn nhiễm bệnh để có biện pháp cách ly và xử lý kịp thời, tránh dịch bệnh lây lan rộng, không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Nếu người dân có bất kỳ thắc mắc nào hoặc phát hiện ổ dịch xuất hiện trên địa bàn xã có thể liên hệ với trưởng thôn và nhân viên thú y xã, để có phương án xử lí kịp thời, tránh lây lan dịch bệnh trên diện rộng.
Kim Chung - Phó Bí thư BCH Đoàn xã
Truy cập: 1246088
Trực tuyến: 18
Hôm nay: 151