Xã yên hòa
Thứ năm, ngày 21/11/2024
Chào mừng bạn đến với Website Ủy ban nhân dân xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Biểu hiện tiêu hóa trầm trọng khi nhiễm COVID-19

Thứ tư, 04/05/2022

Biểu hiện tiêu hóa trầm trọng khi nhiễm COVID-19

Các biểu hiện tiêu hóa trầm trọng thường gặp liên quan đến COVID-19 là đau bụng, tiêu chảy, nôn và buồn nôn.

Biểu hiện tiêu hóa trầm trọng khi nhiễm COVID-19

Bác sĩ Tiến khám hậu Covid-19 cho người bệnh.

Sau khỏi COVID-19 3 tuần, chị Hoàng Thị Nh. (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa dứt tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đó là lý do chị phải chọn thực phẩm sạch và chỉ dám mang đồ nhà đi ăn. Hôm nào cơ quan liên hoan ăn ngoài hàng, hôm đó là chị bị loạn khuẩn, tiêu chảy không dứt.

Trước đó khi nhiễm COVID-19, chị Nh. có một tuần rơi mắc bệnh lý tiêu hóa trầm trọng. Tình trạng tiêu chảy khiến chị bị kiệt sức, không thể ăn uống được gì. Bệnh dạ dày vì thế cũng tái phát khiến những cơn trào ngược càng làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Tái khám hậu COVID-19, chị được chỉ định nội soi đại tràng, dạ dày để tầm soát các bệnh lý nguy hiểm khác. Rất may, ngoài trào ngược dạ dày gây viêm thực quản, cơ thể chị không có u hay polip đại tràng.

Ngược lại với trường hợp chị Nh., anh Hoàng Mạnh T. (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhiễm COVID-19 rất nhẹ nhàng và không có ảnh hưởng về vấn đề tiêu hóa trong quá trình điều trị COVID-19. Tuy nhiên, anh T. từng có tiền sử viêm dạ dày cấp nhiều lần. Và lần này, để tăng thêm sức đề kháng sau COVID-19, anh có uống nhiều vitamin C, uống nước cam dẫn tới tình trạng thường xuyên ợ chua. Tới khi cảm giác nuốt nghẹn, cổ bỏng rát, anh đi khám, nội soi mới phát hiện mình bị trào ngược dạ dày. 

Theo bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa khám hậu COVID-19, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, COVID-19 có thể làm ảnh hưởng tới mọi cơ quan. Ngoài con đường đi vào phổi qua hô hấp thì virus có thể đi theo con đường tiêu hóa bằng cách các gai của virus gắn vào các tế bào của hệ thống ACE2. Mà các thụ thể men chuyển ACE2 có rất nhiều trên hệ tiêu hóa, từ gan mật, đến đường tiêu hóa ống.

Theo cơ chế qua này, kèm theo những liệu pháp điều trị không chính xác hoặc tác dụng điều trị giai đoạn cấp khiến bệnh nhân biếng ăn, mệt mỏi, mất vị giác, làm nặng lên triệu chứng tiêu hóa.

Khi virus gắn kết ACE2 nó sẽ làm mất ACE2 khiến cơ thể giảm hấp thu các acid amin có lợi, những chất tạo ra hệ miễn dịch, từ đó làm giảm hàng rào kháng khuẩn của đường tiêu hóa, giảm yếu tố bảo vệ và giảm các vi khuẩn có lợi, dẫn đến loạn khuẩn đường tiêu hóa.

Covid-19 ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, gây rối loạn bài tiết các men tiêu hóa, acid ở đường tiêu hóa, dẫn đến loét dạ dày. Nghiêm trọng hơn, có những bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa. Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở tất cả các mức độ bệnh COVID-19 từ nhẹ, trung bình, nặng, thậm chí sau khi khỏi COVID-19 với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. 

Trong số gần 2.000 bệnh nhân tới khám hậu COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, đến nay, có khoảng 10% bệnh nhân mắc những bệnh lý về tiêu hóa.

Hầu hết những trường hợp này đều gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa trong khi nhiễm COVID-19, hoặc đã từng có bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, đại tràng, là người cao tuổi. Bệnh nhân đến khám vì đau bụng, đau dạ dày. Sau COVID-19, các triệu chứng này nặng lên làm bệnh nhân buồn nôn, ợ hơi, ợ chua.

"Đặc biệt triệu chứng này hay gặp ở người dùng nhiều thuốc trong điều trị COVID-19, uống kháng sinh hoặc tự mua thuốc uống bừa bãi, không theo đơn", bác sĩ Tiến nói.

Bác sĩ Tiến cho hay, rối loạn tiêu hóa thường nổi trội do COVID-19 cấp tính nhiều hơn, khoảng 30-40% có rối loạn hệ thống tiêu hóa gây tình trạng đau bụng đi ngoài, sốt, nôn. Nhiều người đi khám bị chẩn đoán nhầm nhầm rối loạn tiêu hóa sang viêm ruột, viêm dạ dày cấp.

Các biểu hiện tiêu hóa trầm trọng thường gặp liên quan đến COVID-19 là đau bụng, tiêu chảy, nôn và buồn nôn. Thực tế sau COVID-19 người bệnh cũng có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau chướng bụng, đầy bụng, đi ngoài, hoặc nôn buồn nôn.

Bác sĩ Tiến phân tích, bản chất là COVID-19 có thể bám dính vào các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa gây viêm và các phản ứng kích hoạt hệ miễn dịch, gây tổn thương những niêm mạc này. Kết hợp với tình trạng viêm toàn thân, cảm giác mệt mỏi, chán ăn, mất vị giác khứu giác làm giảm ngon miệng làm triệu chứng tiêu hóa có thể trầm trọng hơn.

Vậy khi nào người bệnh có rối loạn tiêu hóa cần đi khám sớm? Bác sĩ Tiến cho rằng, theo y văn, triệu chứng này không quá trầm trọng tự hồi phục. Nhưng nếu người bệnh sau nhiễm COVID-19 thấy nôn, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài không thành khuôn thì nên khám sớm, tầm soát bằng nội soi dạ dày, đại tràng phát hiện u hay polip đại tràng.

Bệnh nhân trên 40 tuổi, nếu gia đình từng có người bị ung thư dạ dày, đại tràng, khi có triệu chứng tiêu hóa nên đi đánh giá sớm bằng nội soi.

Sau khi nhiễm COVID-19, người bệnh nên có chế độ ăn cân bằng hợp lý, kể cả khi chưa thấy ngon miệng. Nên tập thể dục, ăn đúng bữa, lựa chọn thực phẩm cân bằng dinh dưỡng. Bệnh nhân tuyệt đối không uống rượu bia, thuốc lá vì những chất này sẽ kích thích làm chậm hơn quá trình hồi phục của cơ thể.

Nguồn: nhandan.vn

Thông tin truy cập

Truy cập: 1219421

Trực tuyến: 20

Hôm nay: 375